• Cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi tìm hiểu những khó khăn trong lãnh đạo, quản lý sự thay đổi, các nhà nghiên cứu Meyer và Allen [38] đã nhận thấy sự cam kết chính là nguồn gốc cơ bản để hạn chế tâm lý ngại thay đổi và đã chỉ ra ba hình thái cơ bản của sự cam kết: Cam kết dựa trên cảm xúc, cam kết dựa trên quy phạm và cam kết dựa trên tính toán. Trên cơ sở đó các tác giả trên cho rằng: lãnh đạo, quản lý sự thay đổi chính là quá trình chuyển các thành viên từ trạng thái cam kết với mô hình hoạt động cũ sang cam kết với mô hình hoạt động mới.

    Theo quan niệm của Brent Davies, Linda Ellion: Lý thuyết thay đổi là cái phần không nhìn thấy của những hành động của chúng ta - phần nhìn thấy được. Chúng ta hay hướng tâm trí vào những việc làm hàng ngày - phần nhìn thấy. Tuy nhiên mỗi việc làm ấy đều không phải là vô cớ, mà là để dẫn đến một kết quả mong đợi – một sự thay đổi mong đợi trong tương lai. Cái phần mà chúng ta chưa khám phá – đó chính là lý thuyết thay đổi - phần ít được nhìn thấy vì nó ẩn dưới những việc chúng ta làm. Chúng ta trở thành theo khi biến cái không nhìn thấy thành nhìn thấy được. [8]

    Bản chất của “Quản lý sự thay đổi” trong quản lý giáo dục

    Bản chất của “Quản lý sự thay đổi” trong quản lý giáo dục

    Để hiểu và ứng dụng được lý thuyết thay đổi, mỗi người cần:

    (1) Biết tò mò, khám phá, dám đặt câu hỏi, dám phản biện, không phải chỉ tin một cách tiên nghiệm, rằng có một cái gì đó bất biến

    (2) Đặt câu hỏi: thay đổi nào sẽ xảy ra, và thay đổi đó chỉ là tức thời, hay lâu dài và bền vững. Lý thuyết thay đổi cần được độc lập với quan điểm chính trị, được xuất phát từ con người, hướng tới con người, và được diễn ra một cách minh bạch.

    Tham khảo thêm: 

    Trình bày các khái niệm về quản lý và quản lý giáo dục

     

    Trình bày các khái niệm về quản lý nhà trường

    Các lý thuyết về quá trình thay đổi

    Các lý thuyết về quá trình thay đổi miêu tả một mô hình điển hình về các sự kiện có thể xảy ra từ khi quá trình thay đổi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Một trong những lý thuyết về quá trình thay đổi đầu tiên là lý thuyết Áp Lực Thay Đổi (forcefield) của Lewin [37].

    Theo ông, quá trình thay đổi được chia làm ba giai đoạn, đó là: giai đoạn tan băng, thay đổi, đóng băng trở lại.

    Trong giai đoạn tan băng mọi người nhận ra rằng cách thức làm việc cũ không còn phù hợp nữa. Sự nhận thức này có thể là kết quả của một sự khủng hoảng hoặc có thể là kết quả của một nỗ lực giải thích những rủi ro hoặc cơ hội mà hầu hết những người trong tổ chức chưa biết.

    Trong quá trình thay đổi, mọi người tìm kiếm các cách làm việc mới và lựa chọn ra một phương pháp mang tính khả thi.

    Trong giai đoạn “đóng băng trở lại”--là giai đoạn các phương pháp mới được thực hiện và tổ chức dần ổn định. Toàn bộ ba giai đoạn đều quan trọng cho sự thành công của nỗ lực thay đổi.

    Nếu chúng ta muốn trực tiếp chuyển sang giai đoạn thay đổi mà không qua bước làm tan băng thì rất có thể sẽ gặp phải sự phản đối mạnh mẽ. Thiếu sự suy đoán có hệ thống và cách giải quyết vấn đề trong giai đoạn thay đổi sẽ khiến kế hoạch thay đổi trở nên kém hiệu quả. Nếu không quan tâm đúng mức đến việc xây dựng sự nhất trí cao và không duy trì lòng nhiệt huyết ở giai đoạn thứ 3 thì rất có thể sự thay đổi sẽ có tác dụng ngược lại.

    Theo Lewin [37]: ta có thể thực hiện việc thay đổi bằng hai biện pháp. Biện pháp thứ nhất là tăng cường động cơ thay đổi (ví dụ: tăng các ưu đãi, sử dụng quyền lực để ép buộc thay đổi).

    Phương pháp thứ hai là giảm các cản trở gây ra sự phản đối thay đổi (ví dụ: giảm sự lo sợ thất bại hoặc thiệt hại về mặt kinh tế, hợp tác hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh). Nếu các trở lực yếu có thể chỉ cần tăng các nguồn động lực là đủ. Tuy nhiên, khi trở lực mạnh thì phải áp dụng cả hai phương pháp. Nếu không giảm được trở lực thì việc tăng động lực sẽ tạo ra xung đột căng thẳng về chủ trương thay đổi và sự phản đối liên tục sẽ làm cho giai đoạn đóng băng trở lại khó
    mà hoàn thành.

    Một lý thuyết nữa của Jick [39] và Woodward & Bucholz [36] về quá trình thay đổi miêu tả sự phản ứng của các thành viên trong tổ chức trước sự thay đổi. Lý thuyết này được xây dựng trên những quan sát về phản ứng của mọi người trước những biến cố bất ngờ, ví dụ như cái chết của một cá nhân được mọi người yêu quý, sự tan vỡ hôn nhân, thiên tai phá hủy nhà cửa của họ. Những phản ứng tương tự cũng có thể xảy ra khi tiến hành thay đổi tổ chức.

    Mô hình phản ứng

    Mô hình phản ứng được chia làm bốn giai đoạn đó là: phủ nhận, phẫn nộ, buồn rầu và thích nghi.

    Phản ứng ban đầu là phủ nhận sự cần thiết phải thay đổi ("điều này không thể xảy ra" hoặc  "đó chỉ là một sự lùi bước tạm thời").

    Giai đoạn tiếp theo là sự phẫn nộ và tìm một ai đó để đổ lỗi. Trong giai đoạn này, mọi người cương quyết không từ bỏ cách thức làm việc cũ.

    Trong giai đoạn thứ 3, mọi người không phủ nhận sự cần thiết phải thay đổi, họ chấp nhận những gì đã mất và buồn rầu vì điều đó.

    Giai đoạn cuối cùng là chấp nhận yêu cầu thay đổi. Thời gian và mức độ nghiêm trọng của từng loại phản ứng rất khác biệt, và một số người bị mắc kẹt ở giai đoạn trung gian. Những người lãnh đạo thay đổi cần phải hiểu rõ các giai đoạn này. Họ phải học cách kiên nhẫn và tận tụy giúp đỡ.

    Rất nhiều người cần có sự giúp đỡ để vượt qua được sự phủ nhận, kiểm soát sự phẫn nộ của họ một cách tích cực, buồn rầu nhưng không bị suy sụp và có được sự lạc quan tin tưởng thành công vào sự thay đổi.

    Trên cơ sở kế thừa những quan điểm của các tác giả đi trước, theo chúng tôi quan điểm: “Quản lý sự thay đổi thực chất là kế hoạch hóa, chỉ đạo triển khai sự thay đổi để đạt được mục tiêu đề ra cho sự thay đổi đó” là cách hiểu gọn và rõ nhất.

    Xem chi tiết tại: http://baocaototnghiep.net/ban-chat-cua-quan-ly-su-thay-doi-trong-quan-ly-giao-duc/


    votre commentaire
  • Trường học là một tổ chức, ở đó tiến hành quá trình dạy học. Hoạt động đặc trưng của trường học là hoạt động dạy học. Hoạt động dạy học là hoạt động có tổ chức, có nội dung, có phương pháp và phương tiện, có mục đích, có sự lãnh đạo của nhà GD, có sự hoạt động tích cực, tự giác của người học.

    Nội hàm của khái niệm quản lý nhà trường được nhiều tác giả trong và ngoài nước diễn tả theo nhiều góc độ khác nhau.

    Tác giả M.I.Kondacov đã khái quát “Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh, chúng ta hiểu QL nhà trường (công việc nhà trường là một hệ thống xã hội- sư phạm chuyên biệt). Hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể QL đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt xã hội- kinh tế, tổ chức- sư phạm của quá trình dạy- học và GD thế hệ đang lớn lên” [22].

     

     Trình bày các khái niệm về quản lý nhà trường

    Trong thực tiễn Việt Nam, Tác giả Phạm Minh Hạc đã xác định: “QL nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mụctiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng HS” [11, tr 71].

    Như vậy, QL nhà trường chính là QL giáo dục nhưng trong một phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nền tảng, đó là nhà trường. QL nhà trường về cơ bản khác với QL các lĩnh vực khác. Những tác động của chủ thể QL là những tác động của công tác tổ chức sư phạm đến đối tượng QL nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Đó là hệ thống tác động có phương hướng, có mục đích, có mối quan hệ qua lại lẫn nhau.

    QL nhà trường phải vận dụng tất cả các nguyên lý chung của QLGD để đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo mục tiêu đào tạo. QL nhà trường là phải QL toàn diện nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả, do vậy muốn thực hiện có hiệu quả công tác QL giáo dục phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của mỗi nhà trường, phải chú trọng thực hiện việc cải tiến công tác QLGD đối với nhà trường, nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân.

    Tóm lại, QL nhà trường là một bộ phận của QLGD. QL nhà trường là một hệ thống những tác động sư phạm khoa học và có tính định hướng của chủ thể QL đến tập thể GV, HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đúng đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng trong thực tiễn Việt Nam. Người QL nhà trường phải làm sao cho hệ thống các thành tố vận hành chặt chẽ với nhau, đưa đến kết quả mong muốn.

    Tham khảo thêm: 

    Trình bày các khái niệm về quản lý và quản lý giáo dục

    Phân tích các chứng năng xã hội của giáo dục


    votre commentaire
  • Trình bày các khái niệm về quản lý và quản lý giáo dục

    1.Quản lý là gì?

    QL là một hiện tượng xuất hiện rất sớm, là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia, mọi thời đại.

    Thuật ngữ QL đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một khái niệm thống nhất. Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều khái niệm QL từ các góc độ khác nhau:

    F.W.Taylo (1856-1915), người đề xuất thuyết “Quản lý khoa học” cho rằng: Quản lý là biết được điều bạn muốn người khác làm, và sau đó thấy được họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. Hoạt động quản lý ở bất kỳ tổ chức nào cũng đều có các hoạt động cơ bản liên quan đến các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra trên cơ sở thu thập và xử lý thông tin.

    Trình bày các khái niệm về quản lý và quản lý giáo dục

    Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “ Quản lí là quá trình gây tác động của chủ thể quản lý đến khách thể QL nhằm đạt mục tiêu chung”.[4, tr 16]

    Tác giả Trần Hồng Quân cũng nhấn mạnh: “ Quản lí là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí (người quản lí) đến khách thể quản lí (người bị quản lí) trong tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”. [28, tr 176]

    Những quan niệm về quản lý của các tác giả trên tuy có khác nhau về cách tiếp cận nhưng đều thể hiện một số điểm chung nhất về quản lý như sau:- Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý lên
    khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung.

    - Hiệu quả quản lý phụ thuộc vào các yếu tố: Chủ thể, khách thể, mục tiêu, phương pháp, công cụ quản lý
    Cấu trúc hệ thống QL có thể biểu diễn qua sơ đồ đơn giản sau:

    Sơ đồ cấu trúc hệ thống quản lý

    Tham khảo thêm:

    + Các con đường giáo dục ở nhà trường Phổ thông

    + Phân tích các chứng năng xã hội của giáo dục

    Công tác QL là một trong năm tác nhân của sự phát triển kinh tế - xã hội: vốn, tài nguyên, nguồn lao động, khoa học kỹ thuật và QL. Trong 5 tác nhân này, QL có vai trò mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại. Những người làm công tác QL phải là những người hội tụ đầy đủ kiến thức chuyên môn, phẩm chất và được trang bị kiến thức khoa học QL, xác lập được mục tiêu rõ ràng và có bản lĩnh, quyết tâm điều hành toàn bộ hệ thống tổ chức của mình đi tới đích bằng hệ thống các biện pháp QL.

    2. Quản lý giáo dục là gì?

    Khái niệm QL giáo dục có nhiều cách giải thích khác nhau:

    - Theo tác giả M.I.Kondacov: “Quản lí giáo dục là tập hợp những biện pháp kế hoạch hóa, nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển, mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng” [22, tr 93]

    - Tác giả Đặng Quốc Bảo khái quát “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội” [3, tr 31].

    - Tác giả Phạm Minh Hạc cũng nhấn mạnh “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến lên trạng thái mới về chất”.[11, tr 61]

    Như vậy, quản lý giáo dục chính là quá trình tác động có định hướng của nhà quản lý trong việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung nhất của kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Những tác động này có tính khoa học đến nhà trường làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch trong việc dạy và học theo mục tiêu đào tạo chung.

    Xem chi tiết tại: https://lamthueassignment.com/trinh-bay-cac-khai-niem-ve-quan-ly-va-quan-ly-giao-duc/


    votre commentaire
  • Vai trò của giáo dục trong giai đoạn hiện nay

    Giáo dục là công cụ để phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Giáo dục nâng cao năng suất lao động của cá nhân thông qua tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ lao động.

    [caption id="attachment_297" align="alignnone" width="500"]

    Xem thêm:

    + Mục tiêu và vai trò của giáo dục trong giai đoạn hiện nay

    + Khái niệm và phân loại hệ thống giáo dục theo bậc đào tạo

    Vai trò của giáo dục trong giai đoạn hiện nay[/caption]

    Như chúng ta đã biết trong thời đại hội nhập như hiện nay, khoa học công nghệ bùng nổ thì càng không thể thiếu vai trò của người dân có trình độ công nghệ cao. Theo Becker (1964), nhà kinh tế đoạt giải Nobel năm 1992, không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là đầu tư vào giáo dục. Việc thực hiện những mục tiêu cải cách giáo dục đã thực sự đem lại những chuyển biến về trình độc học vấn trong cộng đồng người dân, đây là một yếu tố thuận lợi mang tính nội sinh trong việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề cũng như giải quyết việc làm cho người dân.

    Điều đó cho chúng ta thấy khi người dân đạt được một trình độ học vấn nhất định họ sẽ có khả năng tiếp thu thông tin cũng như khả năng phát huy chuyên môn của mình một cách tốt nhất. Vì vậy, những người có trình độ học vấn càng cao thì cơ hội họ tìm được một công việc tốt và thích hợp sẽ dễ dàng hơn so với những người khác. Mặt khác, một điều mà chúng ta dễ dàng nhận ra đó là việc đầu tư cho giáo dục sẽ làm tăng năng suất cho chính bản than họ. Từ đó sẽ làm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân (Becker, 1964).

    Người dân là nhân tố sang tạo ra kỹ thuật công nghệ và trực tiếp sử dụng chúng vào quá trình phát triển kinh tế. Do đó ta có thể nhận thấy việc nâng cao trình độ học vấn và trang bị kiến thức chuyên môn cho người dân sẽ làm tăng năng suất và hiệu quả cao. Ở phạm vi vĩ mô, giáo dục làm tăng kỹ năng lao động, tăng năng suất và dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do vậy, giáo dục được xem như là một hoạt động đầu tư làm tăng vốn nhân lực, có ích cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (Trần Nam Bình, 2002). Chính vì thế, giáo dục được coi là quốc sách. Nhiều nghiên cứu ở các nước phát triển chỉ ra rằng ở những quốc gia mà người dân có trình độ học vấn cao thường có trình độ phát triển cao hơn (Becker 1964, Mincer 1974, Krueger và cộng sự 2001, Aghion và cộng sự 2009). Các học giả đều cho rằng đào tạo là yếu tố sản xuất quan trong trong hàm sản xuất của nền kinh tế. Sự đầu tư cho giáo dục sẽ làm tăng chất lượng lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

    Phát triển giáo dục luôn là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững “Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là một bộ phận của các nguồn lực, có khả năng huy động, tổ chức để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội” (Nguyễn Hữu Long, 2004).

    Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, biểu hiện ở sự hình thành và hoàn thiện từng bước về thể lực, kiến thức, kỹ năng, trình độ và nhân cách nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu hoạt động, lao động cá nhân và sự phát triển của xã hội.

    Giáo dục nâng cao chất lượng của lao động, được thể hiện qua việc tích lũy vốn, tăng thu nhập người lao động. Giáo dục cũng là công cụ để thế hệ trước truyền lại cho các thế hệ sau các tư tưởng và tiến bộ khoa học công nghệ. Giáo dục đào tạo thực hiện mục đích “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” hình thành đội ngũ có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ năng động sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội. Giáo dục gắn liền với học hành, những điều học sinh học trong nhà trường sẽ gắn với nghề nghiệp và cuộc sống trong tương lai của họ. Giáo dục đào tạo lớp người có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức vươn lên về khoa học, công nghệ, xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, đào tạo các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh quản lý nhằm phát huy mọi tiềm năng của đội ngũ trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và nhân tài cho đất nước.

    Tham khảo: Mục tiêu và vai trò của giáo dục trong giai đoạn hiện nay


    votre commentaire
  • Mục tiêu và vai trò của giáo dục trong giai đoạn hiện nay

    Ngày nay loài người tiến bộ đang khao khát hướng tới một mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội nhằm nâng cao đáng kể chất lượng sống cho con người trong sự kết hợp hài hoà giữa điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần, giữa mức sống cao và nếp sống đẹp, vừa an toàn, vừa bền vững cho tất cả mọi người, cho thế hệ ngày nay và muôn đời con cháu mai sau. Nói theo cách của Việt Nam: Thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

    1. Mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay

    [caption id="attachment_245" align="alignnone" width="499"]

     

    Mục tiêu và vai trò của giáo dục trong giai đoạn hiện nay[/caption]

    Để đạt được mục tiêu tốt đẹp trên đây, cần phải tìm cho được động lực cơ bản của sự phát triển. Vào thời kỳ của những thế kỉ trước, khi lao động thủ công đóng vai trò chủ yếu, thì các yếu tố lao động và đất đai đóng vai trò động lực. Nếu biết kết hợp đúng đắn lao động và đất đai thì của cải sẽ sinh sôi, nảy nở. Chính vì vậy mà nhà kinh tế học Adam Smit đã nhận định: “Đất là mẹ, lao động là cha”. Đến thời kỳ cách mạng công nghiệp, lao động, vốn, kĩ thuật và phương pháp quản lí được xem là những yếu tố chủ chốt của tăng trưởng kinh tế. Trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với sự tiến đến nền văn minh trí tuệ, đến các “xã hội thông tin”, trong đó “thông tin” trở thành nguồn tài nguyên quan trọng của mọi quốc gia, việc “tin học hoá” tạo nên những chuyển biến nhanh chóng về lượng cũng như về chất của nền kinh tế thế giới, thì con người được vũ trang bằng những tri thức hiện đại sẽ là động lực cơ bản của sự phát triển.

    Ngày nay, khi mà trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sức mạnh của một quốc gia, thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Các nước chậm tiến muốn phát triển nhanh phải hết sức quan tâm đến giáo dục và đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển. Chỉ có một chiến lược phát triển con người đúng đắn mới giúp các nước thuộc thế giới thứ ba thoát khỏi sự nô lệ mới về kinh tế và công nghệ. Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng đã nói nhân dịp khai giảng năm học 1995 – 1996: “Con người là nguồn lực quý báu nhất, đồng thời là mục tiêu cao cả nhất. Tất cả do con người và vì hạnh phúc của con người, trong đó trí tuệ là nguồn tài nguyên lớn nhất của quốc gia. Vì vậy, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là vấn đề có tầm chiến lược, là yếu tố quyết định tương lai của đất nước”. Do vậy, giáo dục, đào tạo giữ vai trò cốt tử đối với mỗi quốc gia.

    Trong thời đại hội nhập như hiện nay, khoa học công nghệ bùng nổ thì càng không thể thiếu vai trò của người dân có trình độ công nghệ cao. Theo Becker (1964), nhà kinh tế đoạt giải Nobel năm 1992, không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là đầu tư vào giáo dục. Việc thực hiện những mục tiêu cải cách giáo dục đã thực sự đem lại những chuyển biến về trình độc học vấn trong cộng đồng người dân, đây là một yếu tố thuận lợi mang tính nội sinh trong việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề cũng như giải quyết việc làm cho người dân.

    Điều đó cho chúng ta thấy khi người dân đạt được một trình độ học vấn nhất định họ sẽ có khả năng tiếp thu thông tin cũng như khả năng phát huy chuyên môn của mình một cách tốt nhất. Vì vậy, những người có trình độ học vấn càng cao thì cơ hội họ tìm được một công việc tốt và thích hợp sẽ dễ dàng hơn so với những người khác. Mặt khác, một điều mà chúng ta dễ dàng nhận ra đó là việc đầu tư cho giáo dục sẽ làm tăng năng suất cho chính bản than họ. Từ đó sẽ làm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân (Becker, 1964).

    Người dân là nhân tố sang tạo ra kỹ thuật công nghệ và trực tiếp sử dụng chúng vào quá trình phát triển kinh tế. Do đó ta có thể nhận thấy việc nâng cao trình độ học vấn và trang bị kiến thức chuyên môn cho người dân sẽ làm tăng năng suất và hiệu quả cao. Ở phạm vi vĩ mô, giáo dục làm tăng kỹ năng lao động, tăng năng suất và dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do vậy, giáo dục được xem như là một hoạt động đầu tư làm tăng vốn nhân lực, có ích cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (Trần Nam Bình, 2002). Chính vì thế, giáo dục được coi là quốc sách. Nhiều nghiên cứu ở các nước phát triển chỉ ra rằng ở những quốc gia mà người dân có trình độ học vấn cao thường có trình độ phát triển cao hơn (Becker 1964, Mincer 1974, Krueger và cộng sự 2001, Aghion và cộng sự 2009). Các học giả đều cho rằng đào tạo là yếu tố sản xuất quan trong trong hàm sản xuất của nền kinh tế. Sự đầu tư cho giáo dục sẽ làm tăng chất lượng lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

    Tham khảo thêm:

    + Vai trò của giáo dục trong giai đoạn hiện nay

    + http://dichvuluanvan.eklablog.com/khai-niem-va-phan-loai-he-thong-giao-duc-theo-bac-dao-tao-a148801886


    votre commentaire



    Suivre le flux RSS des articles
    Suivre le flux RSS des commentaires