• Xây dựng và đổi mới căn bản khuôn khổ hệ thống pháp luật

    1. Xây dựng và đổi mới căn bản khuôn khổ hệ thống pháp luật, thể chế điều chỉnh hoạt động của NHNN và các Tổ chức Tín dụng.

    Để triển khai Đề án phát triển ngành NH Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 05 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, Luật NHNN Việt Nam và Luật Các TCTD đã được xây dựng và trình Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 7 (từ 20/5-19/6/2010), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011. Có nhiều điểm mới trong 2 Luật: hai Luật mới đã kế thừa và phát huy những ưu điểm, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập của những quy định hiện hành về tổ chức, hoạt động của NHNN cũng như việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát hoạt động của các TCTD.

    Luật NHNN Việt Nam gồm 7 chương và 66 điều. Về vị thế, NHNN vần là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, là NHTW của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thống đốc NHNN vẫn là thành viên Chính phủ. Nhưng Luật NHNN đã quy định cụ thể hơn về vai trò, vị trí của các cơ quan nhà nước trong việc quyết định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia trên cơ sở phù hợp Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, trong đó quy định cụ thể thẩm quyền và tính tự chủ của NHNN trong việc thực thi chính sách tiền tệ và quyết định sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ. Theo đó, Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. Ở đây, Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; và Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm; Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên thẩm quyền cụ thể của mỗi cấp này lại cần được tiếp tục làm rõ trong các văn bản dưới luật. Đặc biệt về lãi suất ngân hàng, Luật quy định lãi suất để điều hành chính sách tiền tệ và lãi suất cơ bản để chống cho vay nặng lãi, vừa đảm bảo để NHNN điều hành, thực thi chính sách tiền tệ, vừa có cơ sở để áp dụng quy định của các luật liên quan. Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để NHNN thay đổi nội hàm lãi suất cơ bản theo hướng lãi suất cơ bản không phải là cơ sở để cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh mà là cơ sở cho việc phòng, chống cho vay nặng lãi trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, Luật NHNN cũng quy định rõ trách nhiệm giải trình, báo cáo của NHNN trước Quốc hội, Chính phủ và công chúng. Đây là nội dung mới, quan trọng trong hoạt động của NHTW nhằm minh bạch hóa, công khai hóa các quyết định trong điều hành của mình không những với cơ quan cấp trên mà còn với công chúng, thị trường.

    [caption id="attachment_236" align="alignnone" width="700"]

     

    Xây dựng và đổi mới khuôn khổ hệ thống pháp luật trong hoạt động NHNN và tổ chức tín dụng[/caption]

    Xem thêm:

    + Các nội dung hoàn thiện pháp luật về quyền dự họp của cổ đông nhỏ

    + Khái niệm và đặc điểm của chứng cứ trong Luật Hình Sự

    Đồng thời, Luật NHNN cũng khẳng định sự khác biệt về bản chất giữa thanh tra, giám sát ngân hàng với thanh tra hành chính thông thường; mở rộng phạm vi giám sát đối với toàn bộ hoạt động của TCTD, các hoạt động của công ty con, công ty liên kết của TCTD; thẩm quyền của NHNN trong việc can thiệp, xử lý sớm các TCTD nhằm ngăn chặn kịp thời khả năng đổ vỡ… Về thẩm quyền của NHNN can thiệp vào TCTD, Luật cho phép NHNN áp dụng một số biện pháp đặc biệt để xử lý các TCTD vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về tiền tệ và ngân hàng hoặc gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng như mua cổ phần của TCTD, đình chỉ có thời hạn, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của TCTD; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể TCTD; đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt (trong đó, mua cổ phần là một cơ chế can thiệp mới, mạnh, nhanh hơn so với cơ chế cho vay đặc biệt). Trong trường hợp cho vay đặc biệt, hoạt động của NHNN cũng rộng hơn: NHNN được cho vay không những đối với các TCTD đã “lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả” như quy định trong Luật hiện hành mà cả đối với TCTD hoạt động bình thường nhưng “có nguy cơ mất khả năng chi trả do các sự cố nghiêm trọng khác” để bảo đảm có thể can thiệp sớm hơn, hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng …

    Luật Các TCTD bao gồm 10 chương 163 điều. So với Luật các TCTD năm 1997, phạm vi điều chỉnh của Luật mới đã được quy định cụ thể hơn và bỏ phần quy định về các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng. Mặt khác, Luật Các TCTD cũng đã mở rộng phạm vi điều chỉnh về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các TCTD, trong đó, tổ chức quản lý là nội dung có thay đổi nhiều nhất. Liên quan đến việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động TCTD, Luật quy định cụ thể các điều kiện cấp phép đối với từng loại hình TCTD theo hướng nâng cao các yêu cầu, tiêu chí về đảm bảo an toàn của từng TCTD và cả hệ thống, điều kiện cấp phép được rà soát vừa chặt chẽ vừa tuân thủ các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Một thay đổi căn bản là nội dung quy định về những thay đổi cần chấp thuận của NHNN. Luật đã bỏ bớt quy định về sự chuẩn y của NHNN với những thay đổi về nhân sự chủ chốt, đăng ký điều lệ nhằm giảm bớt thủ tục hành chính và tăng quyền tự chủ cho TCTD.

    Luật NHNN và Luật Các TCTD có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, như vậy NHNN có hơn 6 tháng để chuẩn bị cho việc ban hành các nghị định, văn bản hướng dẫn. Đây là một công việc nặng nhọc. Luật các TCTD trước được ban hành ngày 24/06/2004, và Luật NHNN 26/06/2003. Từ đó đến nay 15 nghị định của Chính phủ liên quan đến việc thực hiện hai luật trên được ban hành, còn thông tư, quyết định thì hàng trăm. Riêng với Luật NHNN, phải hơn năm năm sau, Nghị định số 96/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của NHNN mới được ban hành. Gần đây nhất, ngày 12/02/2010 Nghị định số 10/2010/NĐ-CP về hoạt động thông tin tín dụng mới được ban hành. Luật mới đã được thông qua, nhưng hướng dẫn thực hiện luật hiện hành thì vẫn chưa hoàn tất. Tương tự, để Luật các TCTD có thể thực hiện, sơ sơ cũng cần 50 văn bản hướng dẫn của NHNN và 5 đến 10 nghị định của Chính phủ. Chẳng hạn “Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục, tổng mức sở hữu tối đa, tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại TCTD” (điều 16, khoản 2); “Chính phủ quy định thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động của ngân hàng chính sách” (điều 17, khoản 2); “Chính phủ quy định mức vốn pháp định đối với từng loại hình TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” (điều 19, khoản 1); “Chính phủ quy định điều kiện cụ thể để công ty tài chính thực hiện các hoạt động kinh doanh” (điều 108, khoản 2); “Chính phủ quy định việc góp vốn mua cổ phần”(điều 149, khoản 4); “Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể hoạt động của các chương trình, dự án tài chính vi mô” (điều 161, khoản 6)… Còn liệt kê các điều khoản chờ NHNN quy định thì phải vài trang giấy. Tính ra mỗi tháng bình quân phải có ít nhất 10 nghị định, thông tư hướng dẫn hai luật trên ra đời cho kịp thời hạn luật có hiệu lực. Tức là ba ngày phải có một văn bản hướng dẫn. Vậy bộ máy của NHNN phải “chạy” với tốc độ nào mới xây dựng đủ văn bản hướng dẫn để triển khai luật vào đầu năm 2011.

    Xem thêm: Xây dựng và đổi mới căn bản khuôn khổ hệ thống pháp luật


  • Commentaires

    Aucun commentaire pour le moment

    Suivre le flux RSS des commentaires


    Ajouter un commentaire

    Nom / Pseudo :

    E-mail (facultatif) :

    Site Web (facultatif) :

    Commentaire :